VINH QUANG SELLER - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

VINH QUANG SELLER



Bạn có đang phải làm công việc bán hàng? 
Bạn có thấy công việc này thật chán ghét?
Có lẽ bán hàng là thử thách lớn nhất trong cuộc đời kinh doanh của nhiều người. Một công việc nhiều thị phi. Cùng đọc để hiểu về giá trị của nghề cao quý này bạn nhé.


Hơn 10 năm trước ở Việt Nam nghề bán hàng luôn bị gán ghép nhiều định kiến và thường không được chào đón ở nhiều nơi. Thời đó người ta định nghĩa những người bán hàng là những kẻ lẻo mép, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của nhiều người để bán hàng đểu, hàng rởm lấy tiền. Vì thế họ gọi những người đi bán hàng là Bọn tiếp thị, bọn bán hàng.
Hồi đó nếu gặp ai bạn giớ thiệu mình bán bảo hiểm hay bán cái này, cái kia hay nhân Viên tiếp thị công ty này, sản phẩm nọ, có thể bạn sẽ nhận được một cái bĩu môi, hoặc tế nhị hơn là một sự im lặng và bước đi của người đối diện. Cứ giống như người bán hàng là một con bệnh " hủi" cần phải tránh xa.
Và cũng vì định kiến và sự xa lánh của mọi người với nghề bán hàng như vậy nên nhiều người đã sợ công việc này dù ở tất cả các nước phát triển nó là một nghề quan trọng,một nghề luôn được nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp.
Có nhiều lý do khiến mọi người không chọn nghề bán hàng lắm, có người sợ vì tổn thương lòng tự ái, có bạn sợ phải giao tiếp thường xuyên khi đó họ phải bước ra khỏi thế giới an toàn của họ và hoà nhịp với thế giới của người khác, có bạn sợ cực, ... Còn với tôi, Khi bất đắc dĩ trở thành một người bán hàng. tôi bị ám ảnh nhất là ánh nhìn không thiện cảm của mọi người và sợ bị từ chối.
Ngày đó, một ngày của tôi bắt đầu bằng việc tự đấu tranh với chính mình, tự mình phải đánh vật với một nửa yếu đuối trong mình. Và hầu như cái phần vô hình đó luôn chiến thắng, nó hạ gục tôi thường xuyên, thường xuyên tới mức làm tôi kiệt quệ tinh thần, tôi chẳng còn tí năng lượng nào cho công việc. Nhìn tôi thật rệu rã, thê thảm.
Và đương nhiên khi bạn không toàn tâm, toàn ý vào công việc của mình, bạn chẳng thể được nghề của mình đối đãi tử tế được. Suốt mấy tháng trời tôi là đứa bán tệ nhất trong nhóm và chẳng có dấu hiệu của sự tiến bộ. Toàn bán dưới chỉ tiêu và đương nhiên lương cơ bản một tháng nhận được chỉ đủ đổ xăng và hai bữa ăn chẳng tử tế gì cho mấy. Còn mấy đứa trong nhóm tháng nào lãnh lương cũng rủ nhau đi ăn mừng.
Tôi cảm thấy chán nghề kinh khủng, sao tôi lại làm công việc này chứ? Và sau mỗi lần thất bại. Tôi luôn tìm cách đổ thừa cho ông khách này, ông khách kia khó tính,khi chính tôi cũng nhàm chán với việc chỉ chích khách hàng, tôi quay sang đổ lỗi cho số xui, và tất nhiên việc tìm kiếm lỗi lầm của khách hàng và số phận chẳng làm tôi khá hơn chút nào. Rồi chẳng còn lý do nào nữa thuyết phục mọi người tôi nói rằng nghề này không hợp với mình.
Đó là cách chúng ta vẫn làm với mọi sự thất bại trong đời. Luôn luôn là người khác, luôn luôn là xui rủi, luôn luôn là không phù hợp. Mà chẳng bao giờ chịu thừa nhận có một đứa và chỉ một đứa duy nhất phải chịu trách nhiệm vơi tất cả nhưng gì sảy ra với tôi đó là chính tôi.
Tôi cứ mãi u mê nhu thế và sống với suy nghĩ cả thế giới này đang trống lại tôi, tìm cách vùi dập tôi, rằng định mệnh của tôi không phải là một người bán hàng. Tôi xứng đáng với một công việc khác tốt hơn, một công việc mà sẽ không phải đối diện với những ông khách hàng khó tính. Tôi ghét nghề bán hàng.
Vẫn thái độ sống và thái độ làm việc như thế tôi, hai tháng tiếp theo tôi vẫn là đứa có thành tích tệ nhất công ty. Buồn chán, Hết kiên nhẫn, tôi viết đơn nghỉ việc. Trong công ty không ai ngạc nhiên vì điều này cả, có lẽ họ cũng đã nghĩ việc tôi xin ngỉ chỉ đến sớm hay trễ.
Sau này nhìn lại tôi thấy đó là một hành động của một người hèn nhát, tôi đã thua trong cuộc chiến tinh thần và tôi đã dơ " cờ trắng". Tôi đã đầu hàng dễ dàng quá. Nhưng cũng thật may, quyêt định đó của tôi lại cho tôi được gặp trực tiếp sếp của mình. Người đã cho tôi bài học quý nhất, không hề nói quá, những bài học đó làm thay đổi con người tôi 180 độ, từ nội tâm đến hành động. 
Sếp mời tôi vào phòng, mời tôi ngồi và rót nước mời rôi A hỏi tôi vì sao xin nghỉ, tôi nói mình không hợp với nghề này.
Anh bảo: tôi tôn trọng quyết định của cậu. Thế nhưng tôi vẫn muốn hỏi cậu vài điều?
Vì sao cậu không thích nghề này? 
Vì em ghét gặp mặt mấy ông khách khó tính, vì em không chịu được áp lực công việc, vì em... Tôi xổ một tràng, giờ này còn gì đâu mà sợ.
Ok. Vậy là tôi đã hiểu. Tuy nhiên cậu đã dự tính xin việc ở đâu chưa?
Tôi trả lời đại: cũng vaì chỗ anh ạ.
Chúc mừng cậu, tôi hỏi thật điều này cậu đừng tự ái. Có chắc họ sẽ nhận cậu chứ?
Tôi thấy hơi khó chịu nên hỏi trỏng lại: tại sao không?
Vì cậu không biết cách bán hàng. Cậu thứ lỗi cho tôi nói thẳng, vì tôi trước khi làm công việc hiện giờ, tôi cũng từng là một người bán hàng giống cậu, và với quảng thời gian nhiều hơn bất kỳ ai ở đây và tôi rất hiểu cậu đang nhĩ gì.
Cậu nên hiểu rằng, dù cậu có làm việc vì, cậu đều phải học cách bán hàng.
Tôi phản ứng bằng cách im lặng và nhìn đi chỗ khác. Nhưng anh vẫn nhẹ nhàng
Khi cậu đi xin việc thực chất là cậu đang đi giao bán năng lực của cậu, thuyết phục khách hàng trả tiền mua sức lao động của cậu. Nếu cậu sợ bán hàng, làm sao cậu bán được giá trị của cậu.
Đến đây tôi nghĩ hình như anh ấy đúng. Thấy tôi có thái độ hợp tác hơn. Anh tiếp
Cậu sợ bị từ chối, đó là điều tôi chắc chắn. Cậu không theo nghề này vì sợ bị từ chối chứ không có chuyện không phù hợp.
Cậu nên suy nghĩ, nếu cậu sợ từ chối đến thế và mọi công ty cậu tới cũng từ chối cậu. Vậy cuối cùng cậu lại trở thành kẻ sợ đi xin việc. Vấn đề cậu để nỗi sợ ngự trị trong cậu và lấn át cậu.
Cậu hãy nhìn sâu vào trong mình xem những gì tôi nói có đúng không? Có phải cậu rất sợ khách hàng nói "không" với cậu và sau nhiều lần nói không, cậu luôn nghĩ rằng sẽ chẳng đi đến đâu vì chắc chắn lại bị từ chối. Đó có phải là những gì thường diễn ra với cậu.
Nhưng anh sẽ cho em nghỉ việc chứ? Tôi tỏ ra hết kiên nhẫn. 
Thấy tôi khó chịu anh trấn an: Cậu biết vấn đề đâu phải ở tôi, nếu cậu quyết định nghỉ không ai giữa được cậu cả.
Nhưng tôi mong cậu suy nghĩ thật kỹ điều này trước khi cậu ra quyết định cuối cùng. Vì ở công ty này hay công ty khác, công việc này hay công việc khác thái độ dành cho nó quan trọng hơn nhiều thứ.
Hãy nhớ rằng: Cách cậu làm một việc là cách cậu làm mọi việc. Nếu công việc này cậu không thể làm với tất cả nỗ lực thì công việc khác cũng thế, cậu cũng sẽ hời hợt với nó thôi. Thái độ hiện tại của cậu là của một người luôn tìm cách đổ thừa. Luôn đẩy trách nhiệm cho những kết quả tệ hại trong đời cậu sang cho người khác. Nếu cậu không học cách chịu trách nhiệm thì ở đâu, với công việc gì cũng thế. Cậu không tốt hơn được
Dường như anh ấy đang đọc dược suy nghĩ của tôi. Tất cả những gì anh nói đều đúng với những gì tôi trai qua. Tôi lặng lẽ ngồi nghe như một con mèo hiền lành.
Cậu có biết vì sao tôi làm nghề bán hàng gần 10 năm rồi mới khởi nghiệp không. Và cậu nghĩ khi tôi khởi nghiệp, khi tôi làm chủ tôi không còn bán hàng nữa. Đấy là cái sai lầm trong cách nghĩ của mọi người. Khi đã làm kinh doanh dù cậu có làm vị trí nào cậu luôn luôn phải bán hàng, làm càng lớn phải bán hàng càng giỏi. Bán hàng là phẩm chất bắt buộc của một người kinh doanh.
Tôi nói để cậu biết khi làm nhân Viên, cậu chỉ đi bán sản phẩm với giá vài chục ngàn, khi làm lớn hơn cậu phải đi bán ý tưởng, bán tầm nhìn, bán lòng tin cho họ tòan những thứ vô hình. Thậm chí đi hỏi vợ cũng là bán hàng.
Tôi "mắt tròn mắt dẹt" ngạc nhiên. Không phải thế sao, người phụ nữ sẽ chấp nhận lấy cậu vì điều gì? Có phải vì yêu cậu và tin tưởng vào cậu. Vậy có phải cậu đang thuyết phục cô ấy rằng phẩm chất của cậu có thể tin được và cậu xứng đáng hơn những người khác đang vây quang cô ấy.
Vậy đấy. Cả cuộc đời cậu, cậu luôn phải bán thứ gì đo. Nếu cậu sợ bán hàng hãy chui vào rừng ở một mình
Tôi lặng người sau những gì anh nói. Anh đọc vị được tôi, anh hiểu tôi hơn cả chính tôi. Có lẽ trong đời tôi chưa bao giờ được nghe những âm thanh hay đến thế, bé tới giờ mới có người chửi mà tôi há hốc mồm ra nghe và tới 15 phút chưa ngậm miệng lại được.
Anh bảo tôi về và suy nghĩ vài ngày rồi quay lại. Thật kỳ lạ, tôi dăm dắp nghe theo không một chút phòng vệ. Có lẽ tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn. 
Mấy ngày sau đó tôi chỉ nghĩ về những gì anh nói. Và rồi tôi nhận ra nhiều thứ. Tôi nhận ra chính mình đã kìm hãm mình lại, chính nỗi sợ khiến tôi thành kẻ nhát gan và không dám chịu trách nhiệm. Đến lúc tôi phải đối diện sự thật và nhận mọi trách nhiệm về mình. Tôi bắt đầu lập kế hoạch để chinh phục nỗi sợ. Bắt đầu từ việc quyết định đi làm lại. Tiếp theo là thay đổi cách nhìn về nghề, học cách làm quen việc bị từ chối và học cách luôn mỉm cười.
Bạn biết không, tất cả những thứ đó thay đổi con người tôi một cách kỳ diệu. Tôi nhận thấy mình giống như một hiệp Sỹ can trường đi chinh phục những thử thách, và sau mỗi lần chinh phục được một khách hàng tôi lại tràn đầy năng lượng và mạnh mẽ thêm lên. Tuyệt vời nhất là khi khách hàng khen về sản phẩm của mình, mến mình và giới thiệu thêm khách hàng khác. Tôi nhận ra cuộc sống nhiều khách hàng đã tốt hơn nhờ có sự giúp đỡ chân thành của mình.
Và từ khi hiểu điều đó Tôi không còn nghĩ mình đi bán hàng nữa, tôi nghĩ mình đang giúp một người để cuộc sống họ tốt hơn. Rõ ràng nhờ sự tư vấn của tôi họ, gia đình họ được sử dụng những sản phẩm tốt nhất. Nếu một khách hàng từ chối tôi là họ đang khước từ cơ hội để cuộc đời họ tốt hơn.
Tôi hiểu thêm rằng Nếu họ không nhận lòng tốt của mình, thây kệ họ. Còn nhiều người khác đang mong mỏi cơ hội được giúp đỡ. Thay vì tập trung vào những người đó và tốn nhiều thời gian thuyết phục họ, tôi tập trung vào những người sẵn sàng đón nhận lòng tốt của mình.
Cứ thế tôi tâm lý tôi vững vàng hơn, tôi tự đúc rút nhiều bài học cho nghề hơn. Kỹ năng vượt qua sự từ chối của tôi cũng hoàn thiện từng ngày. Và tôi không còn sợ những ánh mắt và cái lắc đầu nữa.
Nhìn những khách hàng của mình hạnh phúc, cuộc sống của họ, gia đình họ hạnh phúc, trong đó có sự đóng góp của mình. Tôi thấy công việc của mình thật ý nghĩa. Và rồi tôi trở nên yêu nghề bán hàng lúc nào không biết. Một nghề mà với tôi thật Vinh quang, cao quý như bất cứ nghề gì.
Nếu mình có sai chính tả, mong mọi người thông cảm. Hi vọng nội dung sẽ hữu ích cho mọi người
Vịt tri kỷ - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào