HỔ PHÁCH - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

HỔ PHÁCH

Hổ phách, còn được gọi là huyết phách, minh phách, hồng tùng chi, tiếng Latinh: succinum, là nhựa cây đã hóa đá (hóa thạch) từ thời đại đồ đá mới, được đánh giá cao về màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên. Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4. Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá với các khối to nhỏ không đều nhau, nhìn trong suốt với màu rất đẹp; một số trường hợp còn thấy rõ trong mảnh hổ phách chứa các động vật hóa thạch nguyên vẹn. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách sinh điện.


                         



Theo người Hy Lạp gọi hổ phách với cái tên khác là electron (điện tử) với ý nghĩa là do mặt trời tạo ra. Bởi vậy nó mang trong mình một lượng điện khi cọ sát với vải thì có thể hút các thành phần cực nhỏ.

Theo nhà khảo cổ học Nicias thì hổ phách có tên gọi đó là do chất hương thơm hay tinh chất của mặt trời lặn tích tụ lại trong đại dương rồi trôi dạt lên bờ biển. Rồi sau đó người La Mã đưa quân đến chiếm đóng và kiểm soát các vùng sản xuất hổ phách. Nero, hoàng đế La Mã là người rất giỏi và am hiểu về hổ phách. Còn theo Pliny nhà sử học La Mã thì dưới triều đại của Nero, giá của một bức tượng hổ phách chạm trổ tinh xảo thì có giá thành cao hơn cả một người nô lệ khỏe mạnh.

Đối với người Đức cổ thì đốt hổ phách để tạo hương thơm, do đó họ gọi loại đá này với tên Bernstein hay còn được biết đến với tên gọi khác là đá tan cháy. Hổ phách không màu được xem là vật liệu tốt nhất dùng làm chuỗi hạt cầu nguyện tại Trung Quốc bởi cảm giác láng mượt của loại đá này mang lại.

Hổ phách được sử dụng trong nhiều công nghệ. Đông y cổ truyền cho rằng hổ phách có vị ngọt, tính bình vào bốn kinh tâm, can, phế và bàng quang; có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu tiện, tán ư huyết; chỉ dành cho người hỏa suy, thủy thịnh. Vì dễ mài giũa và cắt gọt, hổ phách trở thành vật liệu quý đối với ngành thủ công mỹ nghệ: chế biến tẩu thuốc, làm nhiều món trang sức đắt tiền như mặt nhẫn, sợi dây chuyền, cườm tay, hoa tai, v.v..

Không có nhận xét nào