TÀO THÁO, LƯU BỊ, ĐƯỜNG TĂNG – 3 KIỂU ÔNG CHỦ ĐIỂN HÌNH, VIỆC CHỌN THỦ LĨNH NHƯ NÀO SẼ QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA BẠN - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

TÀO THÁO, LƯU BỊ, ĐƯỜNG TĂNG – 3 KIỂU ÔNG CHỦ ĐIỂN HÌNH, VIỆC CHỌN THỦ LĨNH NHƯ NÀO SẼ QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA BẠN



Ý KIẾN 1:
Đầu tiên, loại bỏ Đường Tăng.
Đường Tăng thiên về kiểu lãnh đạo hành chính, chức to nhưng quyền lực có hạn. Nói thật lòng, xem hết "Tây Du Ký" cảm thấy Đường Tăng hầu như chẳng có tý năng lực lãnh đạo nào. Đường Tăng chính là nguyên nhân xảy ra chuyện, chính vì sự quan liêu của Đường Tăng mà mọi chuyện trở nên phiền phức hơn.
Làm việc với một lãnh đạo như vậy, quá trình làm việc quả thực sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, nhìn vào kết quả, sau khi đến được Tây Thiên, 4 người đồ đệ ai chẳng phải cũng được chính quả như nhau sao, đây là ban thưởng mà không luận công.
Tiếp theo, loại trừ Lưu Bị
Lưu Bị trông thì có vẻ rất trung hậu nhưng tâm cơ quá sâu.
Không đề cập đến việc Lưu Bị được cho là đã âm mưu loại bỏ Quan Vũ và Trương Phi, nhưng việc ông giết Lưu Phong cũng đủ cho thấy sự trung hậu của Lưu Bị giả dối như nào.
Vì vậy, nói một cách tương đối thì Tào Tháo xứng đáng được theo hơn. Theo Dịch Trung Thiên (nhà sử học Trung Quốc) nói, Tào Tháo là một gian hùng đáng yêu.
Ưu điểm lớn nhất của Tào Tháo đó là tài dùng người.
Ở dưới trướng của Tào Tháo, bạn hoàn toàn có thể an tâm tung hoành, chỉ cần biết chừng mực (làm chuyện mà mình nên làm) thì sẽ không phải lo lắng chuyện về sau nữa.
Yêu cầu của Tào Tháo đối với thuộc hạ của mình là: đối với người khác thì phải tỏ ra tinh anh, dũng cảm, đối với tôi thì phải phục tùng.
Nói thực lòng, điều này khiến những người theo Tào Tháo cảm thấy thoải mái hơn.

Ý KIẾN 2:
Tất nhiên là Lưu Bị rồi.
Đường Tăng thì cơ bản là không phải suy nghĩ. Không có năng lực lãnh đạo, không có mắt nhìn người, không biết cách thu phục lòng người, lại còn suốt ngày thích niệm chú, người phiền phức nhất trên thế giới chính là kiểu người như này.
Theo Đường Tăng lập nghiệp, trừ phi bạn là Tôn Ngộ Không, nếu không thì đừng hòng thành công, có khi còn rước thêm cả tức giận vào người.
Tào Tháo cũng không ổn.
Tào Tháo có rất nhiều ưu điểm, khôn ngoan, tài cán, biết tính toán, có thể dẫn dắt đoàn đội đi đến thành công. Nhưng kiểu lãnh đạo như vậy vô cùng độc tài, bất cứ lúc nào cũng có thể loại bỏ đi những ai là sự uy hiếp với mình. Đi theo Tào Tháo lúc nào cũng phải nơm nớp thận trọng, chẳng vui vẻ gì.
Chỉ có Lưu Bị là lãnh đạo lý tưởng nhất.
Lưu Bị có tài cán nhất định. Lưu Bị chỉ thua Tào Tháo, chư hầu bấy giờ không ai là đối thủ của Lưu Bị cả.
Lưu Bị có khí phách. Điểm này rất quan trọng. Cả cuộc đời Lưu Bị luôn rất tin tưởng văn võ, tướng lĩnh dưới trướng của mình, quan hệ quân thần cũng rất tốt đẹp. Người như vậy, trong lịch sử rất hiếm có.
Lưu Bị có tài dùng người, biết đặt người tài vào vị trí thích hợp với họ, phát huy tối đa năng lực của họ. Đi theo Lưu Bị, không lo người tài không gặp thời, cũng không phải lo bị thiệt thòi hay oan ức, ai tốt ai xấu, trong lòng Lưu Bị luôn rất rõ.

Ý KIẾN 3:
Khác với nhiều người, tôi lựa chọn đi theo Đường Tăng
Dưới trướng của tào Tháo, ai dám đảm bảo mình sẽ trụ được tới cuối cùng như Tư Mã Ý, hay Dương Tu.
Dưới trướng Lưu Bị, nhìn thì có vẻ là tất cả mọi người đều bình đẳng nhưng sự "bình đẳng hơn" của Trương Phi, Quan Vũ cũng không tránh khỏi bị anh hùng cười chê.
Dưới trướng Đường Tăng, một người đến trời cũng không sợ như Tề Thiên Đại Thánh thì ắt hẳn phải có gì đó để chế ngự rồi, niệm chú, vòng kim cô, bạn thực sự sợ mấy cái đó sao? Theo Đường Tăng, thậm chí đến cả một con ngựa, cuối cùng rồi cũng thành chính quả, tuyệt đối không phải kiểu chỉ cho bạn cái danh hiệu thôi là xong.
Một ông chủ như Đường Tăng, vô cùng kiên định, vì mục tiêu cuối cùng có thể không màng đến bao nhiều khó khăn, nguy hiểm trước mắt, nếu không phải Đường Tăng, gặp phải bao nguy hiểm rình rập như vậy có lẽ sớm đã từ bỏ rồi. Nếu đến cả người dẫn dắt còn từ bỏ sớm thì đoàn đội làm sao được lâu dài.

Ý KIẾN 4:
Nói một cách đơn giản thì chọn Lưu Bị thì dựa vào may mắn, chọn Thào Tháo dựa vào năng lực, còn lựa Đường Tăng thì phải nhìn bối cảnh.

Người quyết định theo Đường Tăng, thích hợp với những công ty lớn, đã ổn định.
Trong "Tây Du Ký", người thực sự bảo vệ Đường tăng không phải Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng hay Bạch Mã mà chính là chiếc áo cà sa. Đường Tăng dù sao cũng là người nhà phật, được Phật tổ Như Lai che chở, "thế lực" đằng sau không hề nhỏ.

Lưu Bị và Tào Tháo là đại diện của hai kiểu khởi nghiệp, bất kể ra sao, thích hợp với những người trẻ tuổi thích xông pha.

Tào Tháo đại diện cho kiểu công ty khởi nghiệp có nghiệp vụ ổn định.
Đối với Tào Tháo mà nói, học lực, xuất thân không quan trọng, có tài cán là được. Nhưng, nếu người đó khiến Tào Tháo cảm thấy không dùng được nữa thì việc phải nghỉ việc chỉ là chuyện một sớm một chiều.
Nói cách khác, Tào Tháo không bạc đãi những người tham gia vào "start-up" của mình và cũng sẽ thưởng hậu hĩnh cho những người có thể trụ lại tới cuối cùng.
Nhưng: có thể "sống sót" được dưới trướng của Tào Tháo không, điều này không ai nói trước được.
Vì vậy, làm việc trong một công ty có nghiệp vụ ổn định, EQ là thứ vô cùng quan trọng. Thắng làm vua, thua làm giặc, câu nói này nhất định không thừa.

Lưu Bị đại diện cho kiểu công ty khởi nghiệp mà nghiệp vụ không ổn định cho lắm.
Những kiểu ông chủ như này thường là kiểu "không đáng tin". Hôm nay làm cái này, ngày mai làm cái khác, nhưng bất kể là làm gì cũng đều không đáng tin. Tuy nhiên, ông chủ này nhất định sẽ không bạc đãi bạn.


(Theo Trí thức trẻ/Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Không có nhận xét nào