5 THIẾU SÓT KHIẾN DÂN SALES THUA DÂN “BUÔN THÚNG BÁN MẸT"
Xuất phát điểm của những lý thuyết đại tài trong kinh doanh chính là đi từ kỹ năng và kinh nghiệm dân gian, sau khi được mô hình hoá và nhìn nhận bởi những người có tư duy tốt. Và không ít người làm sales phải đặt câu hỏi tại sao những người bán hàng rong lại bán tốt liên tục như vậy. Câu trả lời thật ra rất đơn giản.
1. KHI HỌ NGHỈ TỨC LÀ KHÔNG CÓ ĂN
Thu nhập eo hẹp buộc họ phải suy nghĩ khác so với những gì được coi là thông thường với người làm công ăn theo lương tháng ở công ty, tổ chức nào đó. Việc nghỉ ốm đối với họ là một sự xa xỉ. Mỗi ngày, họ đều thức dậy với tâm niệm "ráo mồ hôi là ráo tiền". Họ tự nguyện tăng ca chứ không có ai bắt buộc, đơn giản vì hàng vẫn còn, phải bán tốt để lấy tiền mua hàng cho ngày mai. Chính việc lao động hàng ngày quên nghỉ này giúp họ càng lành nghề.
Họ sống hoàn toàn dựa vào việc bán rong này, không có lựa chọn hay một kỹ năng nào khác để tạo ra thu nhập. Khi chỉ có mỗi một lựa chọn, một con đường thì người ta hoàn toàn tập trung vào cái đích duy nhất và hiển nhiên kết quả vượt trội. Điều này trái ngược với tâm lý của salesman kiểu "đứng núi này trông núi nọ" ngày nay!
Họ sống hoàn toàn dựa vào việc bán rong này, không có lựa chọn hay một kỹ năng nào khác để tạo ra thu nhập. Khi chỉ có mỗi một lựa chọn, một con đường thì người ta hoàn toàn tập trung vào cái đích duy nhất và hiển nhiên kết quả vượt trội. Điều này trái ngược với tâm lý của salesman kiểu "đứng núi này trông núi nọ" ngày nay!
2. SAU LƯNG HỌ LÀ CẢ MỘT GÁNH TRÁCH NHIỆM VỀ TIỀN BẠC
Hầu hết những người miệt mài bán hàng nhất thường có gia cảnh chẳng dễ dàng. Gia cảnh nghèo đói, chồng ốm con đau, mẹ già bệnh tật, con cái học hành xa không có tiền chăm lo. Chính động lực đó làm họ chỉ biết có tiến lên chứ không thể dừng lại. Thực ra, cũng chẳng có ai đứng để nghe họ thanh minh khi họ không mang được tiền về? Chỉ có họ đau đớn trong suy nghĩ tới mức không thể ngủ được, dằn vặt là tại sao mình không tìm cách tốt hơn hay nỗ lực nhiều hơn để người thân mình đỡ khổ!
3. LÀNH NGHỀ
‘Trăm nghe không bằng tay quen“, họ làm duy nhất một công việc trong nhiều năm, cái gì cũng trở nên quen tay dần rồi thành thiện nghệ. Ít nhất là họ cũng làm nó mà không phải suy nghĩ quá nhiều. Ở mức cao hơn thì họ phán đoán chuẩn xác mọi động thái của khách khi mua hàng. Nhờ đó đáp ứng nhu cầu của khách ở mức đầy đủ nhất, từ lúc khách còn chưa kịp hỏi, khiến cho họ khó có cơ hội từ chối.
4. ĐƯỢC TRUI RÈN VÀ TRỞ NÊN SẮC BÉN
Họ phải tranh đấu với khách hàng, đối thủ, nhà phân phối và cả thời tiết mưa nắng thất thường. Thị trường khắc nghiệt nhất chính là nơi không có luật lệ nào và tình thế liên tục biến đổi, lúc thì nhu cầu khách không còn như cũ, khi thì hàng hoá thiếu, lúc thì không được phép kinh doanh, rồi lúc nắng khách không ra mua, lúc mưa hàng bị ướt chỉ có vứt đi. Khó khăn càng lớn, người ta càng thấy mình cần phải nỗ lực hơn lúc mọi thứ đang thuận lợi. Nên lúc nào bán được hàng, họ sẽ cố gắng bán tối đa, bù cho khi không bán được gì!
5. HỌ KHÔNG CÓ THỜI GIAN CHẾT GIỮA CÁC CHUỖI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MÌNH
Nếu thất bại trong bán hàng cho người này, họ không có thời gian lâu la ngồi ca cẩm hay nghiền ngẫm nó. Đơn giản, họ tập trung vào khách hàng tiếp theo và cố hết sức để thành công.
Chính việc tập trung vào mục tiêu bán hàng và bỏ qua sự ca thán đã giúp họ duy trì được sự nỗ lực hàng ngày của mình, điều mà nhiều người làm Sales được đào tạo bài bản vẫn thiếu khi gặp trở ngại.
_____________
Chính việc tập trung vào mục tiêu bán hàng và bỏ qua sự ca thán đã giúp họ duy trì được sự nỗ lực hàng ngày của mình, điều mà nhiều người làm Sales được đào tạo bài bản vẫn thiếu khi gặp trở ngại.
_____________
Nguồn: sưu tầm
Post a Comment