LÃNH ĐẠO DÙNG NGƯỜI ĐỪNG QUÁ QUAN TRỌNG NĂNG LỰC, NHÂN CÁCH MỚI LÀ THỨ PHẢI ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

LÃNH ĐẠO DÙNG NGƯỜI ĐỪNG QUÁ QUAN TRỌNG NĂNG LỰC, NHÂN CÁCH MỚI LÀ THỨ PHẢI ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU

"Nhân cách" và "năng lực" cũng giống như tay trái và tay phải, nếu đơn thuần chỉ có năng lực mà không có nhân cách thì con người sẽ bị khiếm khuyết.
"Nhân cách" là bằng cấp học vấn cao nhất của con người, là cơ sở để phát triển phát triển năng lực con người, là nhãn hiệu chất lượng, khan hiếm và quý giá trong xã hội hiện nay.
"Nhân cách" là bằng cấp học vấn cao nhất của con người, là cơ sở để phát triển phát triển năng lực con người, là nhãn hiệu chất lượng, khan hiếm và quý giá trong xã hội hiện nay.
"Nhân cách" có nhiều ý nghĩa sâu rộng và không có ai là sẵn sàng tin tưởng, trọng dụng một nhân viên có nhân cách xấu. Ngày nay, nhân cách tốt đã trở thành một nền tảng vững chắc cho giới trẻ trong việc thăng quan tiến chức và thành công trên đường đời.



Vì vây, so với năng lực, các nhà lãnh đạo sẽ càng xem trọng những người có 12 phẩm chất và nhân cách dưới đây hơn :

1. Trung thành
Một người có tính trung thành phải là người biết đứng trên lập trường của công ty để suy nghĩ vấn đề. Luôn trung thành duy trì lợi ích của công ty, cũng như dám đối mặt, thách thức trước những cám dỗ đang vẽ ra trước mắt.

2. Yêu nghề
Đối với những nhân viên yêu nghề thì mục đích thực sự trong công việc của họ không chỉ là lương tháng và những khoản hoa hồng, phần trăm mà niềm vui lớn nhất đối với họ chính là sẵn sàng cố gắng hết mình hy sinh cho công việc, vì một mục tiêu cao nhất.

3. Tự giác
Đừng bao giờ ngồi chờ người khác giao việc cho mình. Thay vì là "Bạn muốn tôi làm?" mã hãy là "Hãy để tôi làm điều đó!". Việc chủ động giúp đỡ làm thêm những công việc khác sẽ cho người ta thấy được tính tự động tự giác ở bạn.
Đối với những công việc mang tính chất yêu cầu cao, khi lãnh đạo yêu cầu một thì bạn cần phải làm được ba. Làm đầy đủ, hoàn chỉnh, thậm chí còn vượt qua cả sự mong đợi của lãnh đạo.

4. Trách nhiệm
Nòng cốt của trách nhiệm chính là tinh thần trách nhiệm. Điều này được thể hiện ở mỗi một sự việc, bất kể là sự việc bạn làm nhỏ nhặt đến mức nào cũng cần phải hoàn thành tốt.
Người ta vẫn thường nói "Lời hứa đáng già ngàn vàng", vì vậy khi giải quyết bất cứ vấn đề gì cũng tuyệt đối không bao giờ tìm cớ để đổ lỗi, bao biện cho bản thân khiến vấn đề khúc mắc ở chính bản thân bạn. Hãy nhớ, chỉ một chút sơ suất có thể khiến lỗi lầm đã sai lại càng sai.

5. Chú trọng hiệu quả
Tập trung cao độ để xác định lượng công việc hàng ngày và nhớ rằng: "Sự trì hoãn là hung thủ độc ác nhất giết chết sự nghiệp của bạn".
Vì vậy, cần phải tập trung hoàn thành những công việc cần được ưu tiên và ngăn chặn thứ gọi là "chủ nghĩa hoàn hảo" vì nó rất có thể sẽ trở thành kẻ thù lớn nhất vướng chân hiệu quả làm việc của bạn

6. Định hướng kết quả
Ngay từ đầu, chúng ta phải nghĩ đến việc làm sao để hoàn thành công việc có hiệu quả. Biện pháp thường sẽ nhiều hơn là vấn đề. Do đó, chúng ta cần phải tự tạo điều kiện để hoàn thành công việc. Không những vậy, mà còn phải hoàn thành nhiệm vụ vượt quá cả mong đợi ngay từ lần đầu tiên.

7. Giỏi giao tiếp
Mặt đối mặt nói chuyện, giải quyết vấn đề tại chỗ. Giao tiếp và hóng hớt là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Việc không nói và nói quá nhiều đều là những sai lầm trong giao tiếp. Chỉ những người dám đem vấn đề và phương án đến đối diện đối phương để đặt câu hỏi cũng như dám nhận những chỉ trích đúng đắn mới được coi là người giỏi giao tiếp.

8. Đoàn kết hợp tác
Chỉ khi đoàn đội đoàn kết, cá thể hợp thành tập thể cùng nhau tuân theo sự sắp xếp của tổng thể, tuân thủ kỷ luật mới có thể đảm bảo hiệu quả chiến đấu. Biết suy nghĩ nhiều hơn cho người khác, không tính toán những lỗi lầm đơn lẻ, nhỏ nhặt sẽ giúp cho năng lực đoàn đội ngày càng mạnh lên.

9. Không ngừng phấn đấu
Luôn theo kịp tốc độc phát triển của doanh nghiệp, có thái độ ham học hỏi, rút kinh nghiệm. Quản lý thời gian khoa học, phát triển lợi thế bản thân, thách thức chính mình.

10. Khiêm tốn
Tài cao nhưng không kiêu ngạo, biết vượt qua tâm lý "tài cao dùng việc nhỏ", không có thái độ tự cao tự đại. Luôn dành cho mọi người một sự tôn trọng, cố gắng để xứng đáng như tên gọi. Hãy coi thành tích là điểm khởi đầu, còn danh dự chính là động lực làm việc.

11. Tiết kiệm
Tuyệt đối không được có ý niệm "tiền của công ty chứ không phải tiền của mình" mà coi tiền như rác. Phải thành thật, trân quý từng tờ tiền cũng như từng phút làm việc.
Mỗi lần tiêu một đồng tiền của công ty là bấy nhiêu lần thu về lợi ích lớn nhất cho công ty. Số tiền còn lại chính là lợi nhuận có được.

12. Biết cảm ơn
Hãy nghĩ xem là ai đã khiến bạn trở thành bạn của bây giờ? Công ty đã cho bạn một công việc, công việc cho bạn cơ hội để học tập và trưởng thành. Đồng nghiệp giúp bạn biết cách hợp tác, khách hàng giúp bạn tạo ra doanh số. Đối thủ giúp bạn nhìn ra khoảng cách. Những người phê bình bạn giúp bạn hướng đến sự hoàn hảo.
(Theo DNSG)

Không có nhận xét nào