Chủ nghĩa tiêu dùng: Hành vi tiêu dùng quá mức của bạn để lại hậu quả ra sao? - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

Chủ nghĩa tiêu dùng: Hành vi tiêu dùng quá mức của bạn để lại hậu quả ra sao?

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển đã dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tiêu dùng.

Trong lĩnh vực kinh tế học, thuật ngữ "Chủ nghĩa tiêu dùng" dùng để chỉ các chính sách kinh tế trọng cầu. Chủ nghĩa này cho thấy sự lựa chọn tự do của người tiêu dùng sẽ quyết định cấu trúc kinh tế của xã hội. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì phát triển ngành dịch vụ hướng tới người tiêu dùng là một quá trình tất yếu.
Tiêu dùng quá mức được hiểu là hành vi mua nhiều và liên tục các loại hàng hóa và dịch vụ không phải là nhu yếu phẩm như thực phẩm, nước, quần áo… mà tiêu dùng theo xu hướng hoặc thời trang
Với nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh như Việt Nam, thói quen tiêu dùng của người dân đang phản chiếu lại thói quen của người tiêu dùng ở các khu vực như Hoa Kỳ, Châu Âu và các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Hàn Quốc đã từng trải qua.
Tuy nhiên, chúng ta phải trả giá bằng những tài nguyên thiên nhiên cần thiết để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ này. Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng dẫn đến sự gia tăng sản xuất, từ đó dẫn đến ô nhiễm nhiều hơn: ô nhiễm trắng (chất thải nhựa), nạn phá rừng và biến đổi khí hậu
Chủ nghĩa tiêu dùng cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trên toàn cầu, có hai tỷ người bị thừa cân hoặc béo phì.
Nếu dân số toàn cầu đạt 9,6 tỷ người vào năm 2050 như dự báo, Liên Hợp Quốc ước tính rằng chúng ta cần lượng tài nguyên tương đương với gần ba hành tinh để duy trì lối sống hiện tại. Ông Ariel Muller - Giám đốc điều hành của "Diễn đàn Tương lai" tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra lời cảnh báo về những hậu quả khôn lường của chủ nghĩa tiêu dùng đang bùng nổ trong khu vực.
"Tăng trưởng kinh tế cần được định hướng dựa trên các nguyên tắc đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài của khu vực chứ không chỉ là lợi nhuận kinh tế ngắn hạn" - ông Mull Muller nói với ASEAN Post – "Khi nghĩ về nền kinh tế, điều đầu tiên ta nên nghĩ đến là: chúng ta có thể làm gì để đảm bảo loài người có thể phát triển bền vững trong nhiều năm tới".
Nhận thức được những tác động tiêu cực của lối sống tiêu dùng quá mức, các nhà phát triển châu Á đang đẩy mạnh những mô hình kinh doanh công nghệ sáng tạo với nền kinh tế chia sẻ và tuần hoàn, trọng chất lượng hơn số lượng.
Báo cáo thường niên của Diễn đàn Tương lai cho biết: thay đổi Chủ nghĩa tiêu dùng ở châu Á là một trong bảy vấn đề quan trọng dự kiến ​​sẽ định hình những năm 2020 của chúng ta và nhiều năm tiếp theo. Chìa khóa cho sáng kiến ​​của Diễn đàn Tương lai là tạo ra một tương lai bền vững. Thông tư Leap Asia nhằm mục đích giúp các công ty cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất không tạo ra hoặc tạo ra rất ít chất thải, để chúng ta không phải trả giá quá đắt về môi trường
Theo khảo sát của The ASEAN POST ở khu vực đô thị trong khối ASEAN-6, có tới 83% mọi người thừa nhận rằng nhiều khi họ mua sắm chỉ để thử sản phẩm mới, 82% tiêu dùng hiều hơn vì sale, 79% nuông chiều bản thân và 68% thì mua nhiều hơn chỉ vì thích hàng nhập và nhãn hiệu quốc tế.
Việt Nam và các quốc gia ASEAN là một số trong những quốc gia gây ra ô nhiễm chất thải nhựa tồi tệ nhất thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực ASEAN đã tăng hơn bốn lần trong hai thập kỷ qua từ 577 tỷ đô la Mỹ năm 1999 đến 2,8 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2017. Theo dự báo, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 sau Mỹ, Trung Quốc, và Liên minh châu Âu (EU).
Được dẫn dắt bởi lực lượng lao động trẻ với trình độ học vấn ngày càng cao, tầng lớp trung lưu của ASEAN ước tính sẽ chiếm 67% dân số vào năm 2030, một bước nhảy vọt lớn từ tỷ lệ 29% vào năm 2010. Công ty tư vấn McKinsey ước tính số lượng hộ gia đình trung lưu ở ASEAN sẽ đạt 120 triệu vào năm 2025, gần gấp đôi con số đó vào năm 2010. Trong khi đó, HSBC dự báo GDP bình quân đầu người trên khối ASEAN-10 sẽ tăng gấp ba lần từ khoảng 3.000 đô la Mỹ năm 2010 lên hơn 9.000 đô la Mỹ vào năm 2030.
Tiêu dùng và sản xuất bền vững là một trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) do Liên Hợp Quốc đề ra. Mục tiêu này đòi hỏi người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng đối với môi trường - đặc biệt là với thế hệ người tiêu dùng tiếp theo . Trẻ em cần được dạy về giá trị của các quyết định tiêu dùng của chúng và cách các quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng, quốc gia, khu vực và thế giới

Nguồn: Cafebiz

Không có nhận xét nào