TƯ DUY TÁ ĐIỀN - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

TƯ DUY TÁ ĐIỀN


Những ai lớn lên ở thành phố sẽ không biết được điều này, nhưng có một loại cỏ mọc cùng với lúa, cho nên ở nông thôn, người ta phải nhổ cỏ trên cánh đồng để lúa có thể mọc.

Nông dân sẽ bảo tá điền đi nhổ cỏ trên cánh đồng, và tá điền sẽ đi và làm việc cả ngày. Nhưng nếu người nông dân đi thăm ruộng vào ngày hôm sau, người đó sẽ vẫn thấy cỏ. Ông ấy có thể cử tá điền đi hết lần này đến lần khác, nhưng vẫn sẽ luôn có cỏ mọc cho tới khi người nông dân phải đích thân ra và nhổ cỏ.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì người nông dân, vốn là chủ ruộng lúa, rất quan tâm đến đất đai của mình. Nhưng người tá điền thì không có mối quan tâm đó vì đó không phải là đất của anh ta.
Vì người nông dân là chủ, ông ấy chủ động làm mọi cách để chăm chút cho đất đai của mình. Ông ấy không tự hỏi mình tại sao ông ấy phải đi làm mọi việc khi mà những người khác không chịu làm. Ông ấy biết mình phải làm gì mà không cần ai nói với ông ấy. Tuy nhiên, người tá điền thì không tìm việc để làm. Nếu không ai bảo anh ta phải làm gì thì anh ta không làm gì cả. Anh ta mặc kệ mọi việc.
Đó chính là sự khác biệt giữa suy nghĩ của một chủ ruộng và một tá điền. Tư duy tá điền là tư duy kiểu thờ ơ với mọi việc, khôn lỏi, chỉ làm việc khi được yêu cầu, và không làm gắng hết sức mình, chỉ làm đúng với những gì cho là xứng đáng với tiền công mình nhận được. Ngày nay người ta vẫn gọi là sự khác biệt giữa tư duy đi làm thuê và làm chủ.
Nếu nhìn ra xung quanh, các bạn sẽ thấy rằng có những người không chỉ làm những gì họ phải làm mà còn làm cho người khác mà không cần phải bảo, họ chủ động, sáng tạo, tìm ra những ý tưởng phục vụ mục tiêu chung của công ty và cố gắng hoàn thiện nó tốt nhất có thể. Mặt khác, các bạn cũng sẽ thấy rằng có những người không làm công việc của mình trừ khi được bảo, nói gì đến làm công việc của người khác. Điều đáng buồn là thế hệ ngày nay tư duy làm thuê lại đang chiếm phần đa số. Công ty trả lương 5tr thì làm đúng đủ 5 triệu, đi đúng giờ về đúng giờ và chỉ chăm chăm vào những công việc của cá nhân, thờ ơ với mục tiêu chung của tổ chức. Nếu một tổ chức toàn những người thơ ơ như thế này, mặc dù mỗi cá nhân đều hoàn thành tốt công việc được giao nhưng tổ chức sẽ không bao giờ thành công được.
Tại sao tư duy tá điền lại không tốt, người ta trả lương tôi làm việc xứng đáng với đồng lương tôi được nhận, vậy là không đúng hay sao?
Xét về lý thì rất đúng, công ty không có điều gì để trách bạn cả, nhưng bạn đang có lỗi với chỉnh bản thân mình.
Một người chủ, giống như người nông dân, không chỉ đứng nhìn - ông ấy phải hành động. Ông ấy không cần ai chỉ bảo việc, mà ông ấy phải luôn suy nghĩ, tìm ra những cách tốt nhất giúp năng suất lúa của mình trồng được cao nhất, giúp cho chính ông hạnh phúc vì đạt được mục tiêu cao của mình. Trong khi nhưng người ta điền, luôn bị động, “thiên lôi chỉ đâu thì đánh đấy”, không vận động não, không có ý tưởng, hoài bão và mục tiêu cua riêng mình. Và những người có tư duy tá điền như vậy sẽ khiến cho bản thân họ mãi không tiến bộ, mãi không làm chủ được cuộc đời của bản thân và mãi mãi chỉ đi làm thuê cho giấc mơ của người đời mà thôi.
Không ai có thể sống cuộc sống thay cho bạn - tất cả là chính bạn. Cuộc sống của các bạn tùy thuộc vào sự tự tin của chính bạn, bởi vì các bạn không thể trao gửi nó cho bất kỳ ai khác. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ không dại dột đánh mất ý thức làm chủ của mình và trở thành những "tá điền." Hãy trở thành chủ nhân của chính mình, ông chủ của chính mình, và hãy sống theo cách đó.
(Tham khảo Nhịp sống kinh tế/Nội dung trích từ cuốn tự truyện "Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm" của tác giả Kim Woo Choong, nhà sáng lập tập đoạn Daewoo)
Nguồn: trừng doanh nhân HBR

Không có nhận xét nào