Người khôn ngoan không bao giờ để tâm vào lời hứa trong 3 trường hợp này, ngây thơ tin theo sẽ dễ dàng bị "dắt mũi" - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

Người khôn ngoan không bao giờ để tâm vào lời hứa trong 3 trường hợp này, ngây thơ tin theo sẽ dễ dàng bị "dắt mũi"

Chúng ta thường nghe câu "nói chuyện là một nghệ thuật". Thật ra, biết cách lắng nghe cũng là một nghệ thuật, một trí tuệ tuyệt vời! Người xưa có câu: “Vẽ rồng vẽ hổ khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng”, bởi chúng ta không thể nào biết ý định thực sự của người khác chỉ qua những lời nói của họ.


Những người xung quanh muốn có thể nó bất kỳ điều gì tùy ý, nhưng quyền chủ động lắng nghe hay không lại nằm trong tay chúng ta! Cho dù kẻ tiểu nhân có thâm hiểm và xảo quyệt thế nào, nếu chúng ta biết cách lắng nghe và chọn lọc, thì âm mưu của chúng sẽ bị phát hiện và khó có thể thực hiện được.
Những điều trên được thể hiện một cách rõ nét trong cuộc sống hàng ngày, nơi lời nói trong 3 trường hợp sau đây không nên được coi trọng, bởi vì hy vọng càng lớn thì sự thất vọng càng sâu! Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất là bạn đừng nói, hãy chỉ nghe thôi. Chúng ta hãy cùng nhau xem đó là những lời nói trong trường hợp nào.
1. Các từ trên bàn rượu
Có một câu chuyện lịch sử thú vị về những lời nói trên bàn rượu. Người ta nói rằng vào cuối thời nhà Nguyên (Trung Quốc), Chu Nguyên Chương cùng Từ Đạt, Thang Hòa và 22 người khác tạm thời rời nghĩa quân Hồng Cân về quê nhà chiêu binh mãi mã. Khi đi xuống phía nam, Chu Nguyên Chương muốn chiêu hàng 3.000 người trong một sơn trại, vì vậy ông đã đến tận trại để làm công việc tư tưởng. Vị chủ trại ở đây đã nồng nhiệt tiếp đón Chu Nguyên Chương bằng cách khoản đãi một bữa tiệc linh đình.

Sau ba tuần rượu, khi hai bên đều đã ngà ngà say, Chu Nguyên Chương mới nói ra ý định thật sự của mình. Vị chủ trại này cũng đã đồng ý và hứa sẽ đầu hàng. Tuy nhiên 3 ngày sau, khi Chu Nguyên Chương cử người đến tiếp nhận 3.000 quân như đã hứa, chủ trại đã ngay lập tức trở mặt khiến cho Chu Nguyên Chương hết sức lúng túng và xấu hổ. Cuối cùng, ông đã dùng kế mời lại trại chủ ăn một bữa sơn hào hải vị. Người chủ trại trên đã bị lừa đến và bị trói lại, nhờ đó Minh Thái Tổ không tốn công sức mà vẫn có được 3.000 quân.
Từ câu chuyện lịch sử thú vị này, chúng ta có thể thấy rằng những lời nói trên bàn nhậu thực sự không nên được coi trọng! Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều tương tác xã hội giữa mọi người.
Những bữa ăn và tiệc rượu cũng ngày càng nhiều, song hành với đó là những lời tốt đẹp trên bàn rượu. Thế nhưng sau khi thức dậy, ngay cả khi người khác vẫn nhớ, nhưng vì lợi ích riêng của mình mà họ sẽ cố ý nhầm lẫn và không thừa nhận. Tại thời điểm này, nếu coi những lời nói trên bàn rượu là nghiêm túc, điều đó có nghĩa là bạn quá đơn giản! Do đó, nếu bạn đang ở trên bàn rượu, tốt nhất không nên coi những lời hứa hẹn là nghiêm túc, chỉ cần lắng nghe!
2. Những lời khen có cánh
Trang Tử có câu: "Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ. Quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt" (Tình cảm giao hảo của người quân tử nhạt như nước lã, tình cảm giao hảo của kẻ tiểu nhân ngọt ngào như rượu ngọt - hàm ý tình cảm người quân tử tuy nhạt nhẽo nhưng lâu dài thân thiết, tình cảm của kẻ tiểu nhân tuy ngọt ngào nhưng dễ đoạn tuyệt).
Có thể thấy, lời nói của kẻ xấu giống như rượu ngọt, mặc dù nghe rất thoải mái, nhưng nó lại rất độc hại. Nếu bạn uống quá nhiều, bạn sẽ mất đi lý trí. Như người xưa thường nói: Khi không tỏ ra ân cần, không phải chuyện gian trá thì cũng là trộm cắp (Vô sự hiến ân cần, phi gian tức đạo). Nếu một người khen bạn không có lý do, phải có âm mưu ẩn giấu đằng sau nó.
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, mọi người thường sẽ nói những lời khen ngợi lẫn nhau, chẳng hạn như "Hôm nay bạn thật đẹp!", "Bạn rất đẹp trai", "Tôi đánh giá cao bạn nhất" ... Nhưng là người nghe, nếu lầm tưởng đây là những lời nghiêm túc và mang chúng đi khoe khoang khắp nơi thì bạn thực sự quá đơn giản, và nếu không biết phân biệt, bạn sẽ dễ dàng bị dắt mũi.
Cần phải lo xa với mọi ý niệm và lời nói quá thuận lợi theo ta, câu nói của Tăng Quốc Phiên rất hữu ích để có thể xác định những kẻ tiểu nhân và đối xử chính xác với lời khen. Để đạt được mục tiêu của mình, những kẻ tiểu nhân sẽ không ngần ngại từ bỏ nhân phẩm và tính cách của họ để tâng bốc và làm hài lòng người khác.
Do đó, chúng ta phải thận trọng về lời khen, nhìn nó một cách cẩn thận và tỉnh táo, đòng thời cần phải tự hiểu chính bản thân mình để không bị lừa dối! Cho nên trước những lời khen có cánh, tốt nhất là không tiếp nhận nó một cách nghiêm túc, chỉ cần lắng nghe mà thôi!
3. Những lời nói xã giao
Trong những cuộc gặp mặt và trò chuyện, nhiều người thường hay nói những lời hỏi han ân cần mà chúng không thực sự có ý nghĩa.Ví dụ, người ta hỏi anh ăn nữa không, chỉ trở lại một câu "ăn rồi" là được, đừng nghĩ mọi người thực sự quan tâm đến việc bạn có ăn hay không.
Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều câu nói như vậy, chẳng hạn: "Lần sau chúng ta ăn cùng nhau", "Thôi nào, cứ tự nhiên như ở nhà", "Có gì anh cứ nói", v.v. Chúng đều là những lời khách sáo, đừng ngây thơ mà tin vào chúng!
Những người nói có gì sẽ nói chuyện vào lần sau về cơ bản là không có lần sau nữa; những người khác yêu cầu lần sau bạn không mang đồ đến thăm, nếu bạn cũng làm như thế thật thì họ sẽ nghĩ rằng bạn quá ngây thơ; những người nói "có chuyện gì cứ nói với anh” thường sẽ không sẵn lòng giúp bạn. Vì vậy, chúng ta phải có khả năng đọc hiểu những lời xã giao, lịch sự để làm những việc phù hợp với ngữ cảnh.


Không có nhận xét nào