8 SAI LẦM CỦA SẾP KHIẾN NHÂN VIÊN MẤT LỬA
Mất lửa là kiểu hiện tưởng vô cùng nghiêm trọng. Hiện tượng này rất dễ bị các sếp bỏ qua trong quản trị và lãnh đạo nhân sự nhưng nó là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng quyết định sự tồn vong của cả doanh nghiệp.
Bạn hãy đọc và sẽ dễ nhận ra nhiều nhân viên của bạn đang mất động lực y như thế này:
- Đi muộn về sớm, chỉ chăm chăm giờ về
- Không bao giờ quan tâm đến các việc chung của công ty, làm xong việc của mình thì thôi, ngồi lướt báo lướt facebook
- Làm việc qua loa cho xong, không quan tâm đến kết quả, làm rồi sửa cứ vậy xin thêm deadline
- Không bao giờ xin thêm việc
- Không bao giờ xin cơ hội để học hỏi và phát triển trong đội nhóm và công ty
….
Và cái việc mất lửa này làm tốn biết bao chi phí cơ hội của doanh nghiệp, cả về thời gian và tiền bạc, thậm chí nhân việc làm việc không nhiệt huyết, thiếu trách nhiệm còn đánh mất cả thương hiệu của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Tiền bạc mất có thể kiếm được nhưng thương hiệu thì không bao giờ có thể mua lại được. Nhưng mà điều đáng sợ là mất lửa lây lan rất nhanh, chỉ một vài nhân viên mất lửa có thể khiến cả một đội nhóm thậm chí cả một doanh nghiệp làm việc trong tình trạng mất lửa.
- Đi muộn về sớm, chỉ chăm chăm giờ về
- Không bao giờ quan tâm đến các việc chung của công ty, làm xong việc của mình thì thôi, ngồi lướt báo lướt facebook
- Làm việc qua loa cho xong, không quan tâm đến kết quả, làm rồi sửa cứ vậy xin thêm deadline
- Không bao giờ xin thêm việc
- Không bao giờ xin cơ hội để học hỏi và phát triển trong đội nhóm và công ty
….
Và cái việc mất lửa này làm tốn biết bao chi phí cơ hội của doanh nghiệp, cả về thời gian và tiền bạc, thậm chí nhân việc làm việc không nhiệt huyết, thiếu trách nhiệm còn đánh mất cả thương hiệu của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Tiền bạc mất có thể kiếm được nhưng thương hiệu thì không bao giờ có thể mua lại được. Nhưng mà điều đáng sợ là mất lửa lây lan rất nhanh, chỉ một vài nhân viên mất lửa có thể khiến cả một đội nhóm thậm chí cả một doanh nghiệp làm việc trong tình trạng mất lửa.
Vậy tại sao nhân viên lại mất lửa. Sếp mất lửa chả phải vì lương thưởng mà chính vì sếp. Chẳng biết vô tình hay cố ý nhưng đây là 8 lý do các sếp để nhân viên mất lửa.
1. Đặt ra quá nhiều nguyên tắc ngớ ngẩn
Công ty nào cũng cần những nguyên tắc nhưng không phải nguyên tắc nào cũng được tạo ra dựa trên sự cân nhắc của một lãnh đạo có tầm nhìn. Những nhà lãnh đạo quá hăng hái lập nên những nguyên tắc để quản lý nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy như đang bị giám sát như một đứa trẻ. Đến một lúc, nhân viên sẽ nổi cáu và muốn tìm một nơi làm việc khác.
2. Đối xử thiếu công bằng
Tất nhiên là sếp sẽ có những con cưng riêng của mình trong đội nhóm, nhưng việc đối xử thiên vị một cách thiếu tinh tế sẽ làm cho những người còn lại cảm thấy mình không có giá trị trong mắt sếp, trong tập thể và đó là lý do họ tự nhủ rằng họ chẳng việc gì phải công hiến khi họ cố gắng nhưng không được công nhận.
3. Dung túng cho nhân viên
Bạn này giỏi, đang chịu trách nhiệm cho những công việc quan trọng của tổ chức. Nhưng rất hay đi muộn, thi thoảng quên deadline làm chậm việc của cả nhóm, thi thoảng chat chit trong giờ. Nhưng bạn ấy vẫn được cưng chiều còn người khác cũng như vậy thì bị đuổi thẳng cổ. Tại sao lại như vậy? Chẳng phải sếp đang dung túng cho những việc làm sai trái, đó là việc làm cho thấy sự mâu thuẫn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và đó chẳng phải cũng là lý do cho người khác mất lửa trong công việc bởi những người luôn trì hoãn như vậy sao?
4. Không nhận ra thành quả của nhân tài
Thật dễ dàng để đánh giá thấp nỗ lực của một nhân viên. Đó là sai lầm nghiêm trọng nhưng rất dễ mắc phải của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Mọi người đều thích được công nhận sự cố gắng, cống hiến và những thành tích họ đạt được. Vì thế việc công nhận thành tích của nhân viên, đặc biệt là những nhân viên hàng đầu thể hiện bạn quan tâm và theo dõi họ.
Việc nhà lãnh đạo tìm hiểu công việc và ghi nhận nỗ lực sẽ mang đến cảm xúc tốt cho nhân viên, sự động viên đó sẽ làm lợi cho công ty - nhân viên làm việc tích cực hơn và hiệu quả công việc theo đó cũng tăng lên.
Việc nhà lãnh đạo tìm hiểu công việc và ghi nhận nỗ lực sẽ mang đến cảm xúc tốt cho nhân viên, sự động viên đó sẽ làm lợi cho công ty - nhân viên làm việc tích cực hơn và hiệu quả công việc theo đó cũng tăng lên.
5. Thiếu sự quan tâm
Hơn 50% số nhân viên nghỉ việc bởi vì mối quan hệ với sếp. Công ty thông minh cần chắc chắn rằng những nhà quản lý biết cách cân bằng giữa sự chuyên nghiệp, nguyên tắc với tính nhân văn. Đó là một sếp biết cách ăn mừng với thành công của nhân viên; đồng cảm với những khó khăn, thử thách, nỗi đau mà nhân viên phải trải qua.
Những người sếp thiếu sự quan tâm đến nhân viên, cố gắng quản lý, thúc ép nhân viên làm việc sẽ không thể khiến bất cứ ai làm việc cho họ hơn 8 giờ/ngày và hiệu quả công việc có thể chỉ bằng nửa số giờ làm việc đó.
Những người sếp thiếu sự quan tâm đến nhân viên, cố gắng quản lý, thúc ép nhân viên làm việc sẽ không thể khiến bất cứ ai làm việc cho họ hơn 8 giờ/ngày và hiệu quả công việc có thể chỉ bằng nửa số giờ làm việc đó.
6. Không cho nhân viên thấy bức tranh toàn cảnh
Không chỉ cần giao việc và động viên nhân viên hoàn thành tốt công việc, nhà lãnh đạo giỏi cần đưa ra cho nhân viên bức tranh toàn cảnh về công việc họ đang làm, đặc biệt là với nhân viên ngôi sao. Bởi họ là những người rất quan tâm đến công việc vì vậy họ cần biết mục đích của công việc họ đang đảm nhận là gì.
Nếu không tìm thấy mục đích, không hiểu được tầm quan trọng cũng như hướng phát triển, những người giỏi sẽ tìm một công việc khác.
Nhân tài sẽ "bốc hơi" khỏi công ty bạn nếu không cho họ cảm hứng ở nơi làm việc.
Nếu không tìm thấy mục đích, không hiểu được tầm quan trọng cũng như hướng phát triển, những người giỏi sẽ tìm một công việc khác.
Nhân tài sẽ "bốc hơi" khỏi công ty bạn nếu không cho họ cảm hứng ở nơi làm việc.
7. Không để nhân viên theo đuổi đam mê
Google cho phép nhân viên dành 20% thời gian để tự do làm bất cứ việc gì cho rằng “mang lại lợi ích cho nhân viên”. Và Google đã cho ra đời những sản phẩm xuất phát từ niềm đam mê, sáng tạo của các nhân viên như Gmail hay AdSense.
Những nhân viên tài năng luôn ấp ủ niềm đam mê. Hãy tạo điều kiện, cơ hội cho họ được theo đuổi những đam mê đó và để họ được thỏa thích làm việc. Thế nhưng, nhiều nhà quản lý lại khiến nhân viên làm việc trong một sự bó hẹp, kiềm hãm bởi sợ những nhân viên giỏi sẽ làm việc kém hiệu quả hơn do phân tán sự tập trung vào những công việc mà họ đam mê, thích thú.
Nỗi sợ đó là vô căn cứ. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có thể theo đuổi niềm đam mê trong công việc sẽ làm việc trôi chảy hơn nhờ trạng thái tinh thần hưng phấn, năng suất lao động cao hơn 5 lần so với tiêu chuẩn.
Những nhân viên tài năng luôn ấp ủ niềm đam mê. Hãy tạo điều kiện, cơ hội cho họ được theo đuổi những đam mê đó và để họ được thỏa thích làm việc. Thế nhưng, nhiều nhà quản lý lại khiến nhân viên làm việc trong một sự bó hẹp, kiềm hãm bởi sợ những nhân viên giỏi sẽ làm việc kém hiệu quả hơn do phân tán sự tập trung vào những công việc mà họ đam mê, thích thú.
Nỗi sợ đó là vô căn cứ. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có thể theo đuổi niềm đam mê trong công việc sẽ làm việc trôi chảy hơn nhờ trạng thái tinh thần hưng phấn, năng suất lao động cao hơn 5 lần so với tiêu chuẩn.
8. Không tạo ra những điều thú vị
Nếu nhân viên không vui vẻ trong công việc, sai lầm thuộc về người lãnh đạo. Không ai có thể chuyên tâm làm việc nếu họ không vui vẻ. Và trạng thái vui vẻ chính là cách chống lại hiện tượng “mất lửa”. Những công ty lý tưởng nhất thế giới đều biết tầm quan trọng của việc nới lỏng các quy tắc cho nhân viên.
Ví dụ, Google cung cấp cho nhân viên những bữa ăn miễn phí, làm mọi thứ để công sở và công việc trở nên thú vị hơn như có sân chơi bowling, lớp tập thể dục,… Logic rất đơn giản: nếu công sở thú vị, nhân viên không chỉ kết nối với môi trường làm việc tốt hơn, làm việc nhiều hơn, mà còn gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Ví dụ, Google cung cấp cho nhân viên những bữa ăn miễn phí, làm mọi thứ để công sở và công việc trở nên thú vị hơn như có sân chơi bowling, lớp tập thể dục,… Logic rất đơn giản: nếu công sở thú vị, nhân viên không chỉ kết nối với môi trường làm việc tốt hơn, làm việc nhiều hơn, mà còn gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Nguồn: Trường doanh nhân HBR
Post a Comment