CÔNG THỨC TỐI ƯU LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH . - Blog XuongVietNam - Cộng đồng Xưởng Việt Nam

Header Ads

CÔNG THỨC TỐI ƯU LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH .


Không có văn bản thay thế tự động nào.


Nếu bạn kinh doanh Offline đặc biệt là bán lẻ, các dịch vụ có tính cạnh tranh cao thì mặt bằng luôn là một trong những yếu tố sống còn cho sự nghiệp kinh doanh của bạn.
Lựa chọn sai địa điểm kéo theo tất cả những hệ lụy về tài chính, đầu tiên là chi phí Marketing phải lớn để thu hút khách hàng, tuy nhiên lượng khách hàng thấp dẫn tới bạn thất thu mà những chi phí cố định đó vẫn phải chi trả hàng tháng.
Cái tai hại của người đi tìm mặt bằng là sau vài ngày, vài tuần không kiếm được nên quyêt định chọn đại hoặc hạ tiêu chuẩn xuống. Và kết cục là thuê đại, không vó khách, lỗ vốn, lỗ mặt bằng, và lại rời điểm khác, mất thêm tiền cọc, tiền bồi thường, tới chỗ mới lain cọc thêm.
Sau rất nhiều lần vỡ mặt cho cái vụ máy bằng, Vịt tôi cũng đã đúc rút được ra chút kinh nghiệm, nay Show ra để bà con cùng tham khảo và cho thêm ý kiến.
Giờ đi tìm và lựa chọn địa điểm với mình là một quy trình chặt trẽ, không dám làm ẩu nữa, cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn rõ ràng, không lơ tơ mơ, hứng lên chọn ẩu hay nản quá rồi chọn đại xong phó mặc mọi chuyện cho hên xui là không được.
Quy trình bao gốm các bước:
Nhắm khu vực có khach hàng mục tiêu --> chia thành các phạm vi --> lựa chọn tuyến đường --> chia nhỏ thành các đoạn đường --> phân chia làn đường thuận nghịch --> xác định điểm đứng.
Nghe có vẻ khá nhiêu khê và dài dòng, tuy nhiên nhờ kỹ lưỡng như vậy tôi mới chọn được các điểm có tỷ lẹ thành công cao.
Giờ mời các bạn làm quen với Vài khái niệm trước đã nhé.
- Khu vực: là nơi tập trung nhiều khách hàng tiềm năng ở hoặc qua lại thường xuyên. Việc xác định được khu vực sẽ giúp bạn có thể tập trung hơn trong việc khoanh vùng tìm kiếm, sẽ trọng tâm hơn. Phạm vi khu vực khoảng 5km thôi.
- Phạm vi: sau khi xác định được khu vực, bạn cần chia ra các khu nhỏ hơn khoảng 2 km, để xác định phạm vi có nhiều khách hàng mục tiêu nhất, thông thường trong phạm vi bán kính 2 đến 3 km, khách hàng còn chấp nhận đi, chứ xa hơn e hơi khó, trừ khi sản phẩm dịch vụ của bạn thật nổi trội.
- Tuyến đường: mặt bằng bạn lựa chọn phải là nơi để khách hàng dễ tìm kiếm và dễ đến. Nó không thể là xẹc của xẹc của xẹc được. Nó cần nằm trên một tuyến đường tiện lưu thông, tùy vào loại hình kinh doanh mà có thể tuyến lớn như quốc lộ, tỉnh lộ, nhưng cần lưu ý vài đặc điểm: hạn chế các tuyến mà có nhiều xe tải lớn ( trừ khi dịch vụ của bạn phục vụ khách lữ hành hay tài xế), đường một chiều, đường có giải phân cách...
- Đoạn đường: cả một tuyến đường sầm uất chưa chắc là mọi vị trí đều buôn bán tốt, có những khu bán rất tốt, ngược lại có khu người ta không thèm ngó tới, thông thường đoạn đường đẹp là đường tập trung dân đông, gần ngã ba, ngã tư, gần chợ...
- Làn đường: Cứ quan sát và bạn sẽ biết khách hàng ngày họ càng lười, họ rất ngại phải băng qua đường vì thế họ thường chọn mua ngay phía bên họ đang chạy. Tôi học được khai niệm thuấn đường và nghịch đường từ những người bán vỉa hè. Rõ ràng bạn sẽ thấy cùng một đoạn đường nhưng có nơi chỉ có một bên tập trung bán tấp nập còn bên đối diện lại lơ thơ vài người bán. Phía tập trung nhiều là bên thuận, cách định nghia của họ là thuấn theo đường chạy của khách ( nếu bạn tập trung bán buổi sáng thì nằm bên hướng tay phải theo đường từ nhà tới chỗ làm gọi là thuận, còn bán buổi chiều thì ngược lại nó phải là hướng bên phải trên đường từ chỗ làm về nhà)
- Lưu lượng khách hàng tiềm năng: tất nhiên là việc kinh doanh của bạn phục vụ khách hàng rồi, vì vậy khi đã xác định được phạm vi, sơ bộ tìm được vài vị trí bạn cần phải làm hai việc trước khi xuống tiền đó là: quan sát lưu lượng khách hàng tiềm năng qua khu vực đó. Đoạn đường đẹp không phải là đường sạch sẽ có cây xanh, có tiếng chim hót mà là đường có nhiều khách hàng qua lai.
- Khung giờ di chuyển của khách hàng tiềm năng: tôi từng chết vì vụ này nên tôi hiểu rõ lắm, rất ít cửa hàng có thể bán cả ngày, hoặc là bán sáng, hoặc là trưa, hoặc là chiều. Nếu tính chi li, ta chi tiền mặt bằng thường chỉ cho vài giờ trong ngày chứ không phải 24 giờ vì vậy, những giờ di chuyển khách hàng tiềm năng qua cừa hàng của ta càng dài càng tốt. Bạn thử tính thế này. Giả sử bạn thue một chỗ rẻ thôi 2 tr nhưng lượng khách chỉ di chuyển từ 17 h đến 18h 30, còn lại lèo tèo vài người. Còn chỗ kia phải trả 8 tr nhưng khách cứ dập dìu từ 16 h đến 24h. Thì cái mặt bằng nào mới rẻ hơn.
Phương pháp
1. Xác định khu vực
Có hai cách, một là phương Pháp bám theo đối thủ, hai là phương Pháp theo khu vực địa lý ( nếu bạn biết chính xác khách hàng của bạn ở khu nào nhiều. Ví dụ của tôi là khu dân cư, khu công nghiệp thì tôi khoanh ra các khu vực đó.
Còn tốt nhất là phương Pháp bám đuôi khách hàng.
Bạn sẽ Sử dụng công cụ Google để tìm kiếm các địa điểm liên quan tới sản phẩm của bạn. Ví dụ bạn muốn mở Shop mỹ phẩm tại quận 5. Bạn gõ từ khoá : shop mỹ phẩm quận 5.
Vậy là Bác Google sẽ cho bạn rất nhiều các địa chỉ các Shop mỹ phẩm. Sẽ có khu vực và tuyến đường các của các shop đó cho các bạn tham khảo.
Bạn cần xác minh xem các shop đó còn ở đó không, và nếu nó tồn tại được hơn một năm thì ok, khu vực đó sẽ phải bán được, tức là phải có khách.
2. Bước 2 bạn phải đi vi hành và thị sát. Để kiểm tra thực tế và xác định phạm vi, đoạn đường phù hợp. Dành nhiều thời gian để quan sát đối thủ của bạn xem họ buôn bán thế nào, loại sản phẩm gì, giá bao nhiêu để, xem họ có chung tập khách hàng với bạn không.
3. Xác định vị trí, không nên đưa ra quyết định quá nhanh. Hãy cứ quan ất thật kỹ và lựa chọn địa điểm phù hợp. Sau đó làm hai việc còn lại là quan sát lưu lượng khách, theo dõi khung giờ di chuyển. Khi có đủ dữ liệu hãy ra quyết định. Vị trí đòi hỏi phải sáng sủa, với tốc độ 30km/h khách hàng vẫn có thể nhìn thấy là đẹp rồi.
4. Tham khảo ý kiến những người trong khu vực.
Theo mình tối thiểu nên tham khảo ý kiến 5 người khác nhau trong khu vực để có một cái nhìn khách quan vì thông thương khi bạn đã kết một vị trí nao đó ban thường chủ quan nhận định, như thế rất dễ sai lầm.
Bạn cần xác định những thông tin
- Lượng khách ở khu vực
- trước có ai thuê, làm gì, giá thuê trong khu vực và địa điểm định thuê là bao nhiêu
- người cho thuê là chính chủ hay thuê và cho thuê lại
- các vấn đê an ninh và chính quyền
Sau các bước kỹ lưỡng này tôi tin bạn sẽ lựa chọn được một địa điểm kinh doanh ưng ý nhất
Vịt tri kỷ, founder dự án THỰC DƯỠNG VÔ ƯU. Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam knvn.vn

Không có nhận xét nào